Thứ Năm, 11 tháng 9, 2008

Viêng Chăn


Viêng Chăn
ວຽງຈັນ
Pha That Luang
Pha That Luang
Viêng Chăn (Lào)
Viêng Chăn
Viêng Chăn
Tọa độ: 17°58′B, 102°36′Đ
Quốc gia Lào
Dân số (ước 2005)
- Tổng cộng 200.000
Đền Pha That Luang, một trong những địa điểm quan trọng nhất tại Viêng Chăn, Lào

Đền Pha That Luang, một trong những địa điểm quan trọng nhất tại Viêng Chăn, Lào

Thủ đô Viêng Chăn (IPA: vjɛnˈtjɑːn; tiếng Lào ວຽງຈັນ; nghĩa "Thành (phố) Trăng"), tiếng Việt xưa gọi là Vạn Tượng, là thủ đô nước Lào, ở tả ngạn sông Mê Kông. Thủ đô Viêng Chăn rộng 3.920 km² và có 692.900 dân (năm 2004) trong đó khu vực nội thành có 200.000 người (2005). Nếu tính cả vùng đô thị Viêng Chăn (toàn bộ Viêng Chăn và các vùng của Tỉnh Viêng Chăn) được cho là hơn 730.000 người. Viêng Chăn nằm ở 17°58' Bắc, 102°36' Đông (17.9667, 102.6). [1]

Hành chính

Thủ đô Viêng Chăn gồm có khu vực nội thành và khu vực ngoại thành. Nội thành được chia làm 5 quận là:

Ngoại thành gồm 4 huyện là:

  • Mayparkngum
  • Naxaithong
  • Sangthong
  • Xaythany

Địa lý

Viêng Chăn nằm ở khuỷu sông Mê Kông, ở đoạn này con sông chính là biên giới giữa Lào với Thái Lan.

Lịch sử

Đại sử thi Lào, Phra Lak Phra Lam, cho rằng Hoàng tử Thattaradtha đã lập ra thành phố khi ông rời vương quốc huyền thoại của Lào là Muong Inthapatha Maha Nakhone bởi vì ông đã nhường ngôi cho người em. Thattaradtha ban đầu lập ra một thành phố tên là Maha Thani Si Phan Phao ở bờ phía tây sông Cửu Long; thành phố này được cho là đã trở thành Udon Thani hiện nay của Thái Lan. Một ngày, một Naga bảy đầu đã nói với Thattaradtha lập ra một thành phố ở bờ đối diện dòng sông Maha Thani Si Phan Phao. Hoàng tử đã đặt tên cho thành phố của mình là Chanthabuly Si Sattanakhanahud; được cho là tổ tiên của thành phố Viêng Chăn hiện nay.

Trái với Phra Lak Phra Lam, đa số các nhà sử học tin rằng Viêng Chăn ban đầu là nơi định cư của người Khmer tập trung quanh một ngôi đền Hindu, sau này Pha That Luang đã thay thế nó.

Trong thế kỷ 11thế kỷ 12, thời gian khi dân tộc Làodân tộc Thái được cho là đã thâm nhập vào vùng Đông Nam Á từ phía Nam Trung Quốc, một số người Khmer ít ỏi còn lại trong vùng đã hoặc bị giết, hoặc bị xua đuổi khỏi đó, hay đồng hóa vào văn minh Lào, nền văn minh sau này sẽ phát triển khắp vùng đó.

Năm 1354, khi Fa Ngum lập ra vương quốc Lan Xang, Viêng Chăn trở thành một thành phố hành chính quan trọng, dù nó không phải là thủ đô.

Vua Setthathirath chính thức lập nó làm thủ đô Lan Xang năm 1560. Khi Lan Xang tan rã năm 1707, nó trở thành một vương quốc độc lập. Năm 1779, thành phố này bị viên tướng Xiêm là Phraya Chakri chinh phục và biến thành một chư hầu của Xiêm.

Khi vua Anouvong (thường được phiên âm thành A-nỗ) tổ chức một cuộc khởi nghĩa không thành công, lực lượng Lào đã bị quân Xiêm phá hủy hoàn toàn năm 1827. Cuối cùng thành phố rơi vào tay Pháp năm 1893. Nó trở thành thủ đô của nước Lào thuộc quyền bảo hộ của Pháp năm 1899.

Trước năm 1989, thủ đô Viêng Chăn nằm trong tỉnh Viêng Chăn. Sau khi tách ra, Lào có tỉnh Viêng Chăn vừa có thủ đô Viêng Chăn.

Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi của thành phố bắt nguồn từ tiếng Pali, ngôn ngữ diễn đạt văn chương của Phật giáo tiểu thừa, và những nghĩa ban đầu của nó là "Khu rừng đàn hương của nhà vua", loại cây quý vì mùi hương của nó theo kinh điển Ấn Độ. Nghĩa của Viêng Chăn là "Thành (phố) Trăng" trong tiếng Lào. Cách phát âm và phép chính tả hiện đại Lào không phản ánh rõ ràng từ nguyên tiếng Pali này. Tuy nhiên tên gọi trong tiếng Thái เวียงจันทน์ vẫn giữ được nguyên gốc từ nguyên, và "Thành Đàn hương" là nghĩa gốc của tên gọi này. Cách phát âm theo các ngôn ngữ latinh (Vientiane) có nguồn gốc từ tiếng Pháp, và phản ánh sự khó khăn của người Pháp khi đánh vần phụ âm "ch" của tiếng Lào; một kiểu đánh vần dựa trên tiếng Anh là "Viangchan", hoặc đôi khi là "Wiangchan".

Thắng cảnh

Xứ Lào là xứ Chùa. Tổng cộng Lào có 1.400 ngôi chùa. Do đó, tại đây nổi tiếng như cảnh quan That LuangChùa Phra Keo , Chùa Ông Tự, Chùa Si Muong , Chùa Sisaket, Vườn Phật Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn Phụt tức Vườn Chư Phật), quần thể hàng trăm bức tượng đúc theo Phật thoại, trong vùng Thà-Đừa, cách Vientiane khoảng 25 km, gần cầu Hữu Nghị Lào-Thái.

Ở Vientiane có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, đã thấy sừng sửng đài Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Khải Hoàn Môn ( Patuxay ), toạ lạc giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Vientiane.

Con đường huyết mạch ở Vientiane là đường Sí Mương-Samsenthay, sầm uất trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu That Khao lên trung tâm Ô-ĐiênSengLao, ra đến vùng Si Khay – Wattay, rồi bổng dưng ngừng lại, nhường cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn.

Vientiane nằm thoai thoải ven sông Mêkông. Bên kia bờ là tỉnh NongKhai (Thái Lan). Khúc sông nầy, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào-Thái (Lao-Thai Friendship Bridge) dài 1240m. Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hướng phát triển mới cho du lịch 2 nuớc, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho ngành du lịch của cả 3 nước Đông Dương. Bờ sông Vientiane chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc. Quán cóc ven bờ sông Vientiane rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Ngoài ra còn có các điểm tham quan khác.

Viêng Chăn là nơi duy nhất có: nhà thờ Hồi giáo, chỗ chơi bowling, nhà thờnightclub ở Lào. Tại Viêng Chăn cũng có nhiều khách sạn cao cấp.

trường đại học và cao đẳng

Giao thông

Cầu hữu nghị Thái-Lào, được xây dựng trong thập niên 1990, bắc ngang qua con sông cách vài dặm về phía hạ lưu thành phố Nong Khai, ngang qua biên giới, và tạo nên một trong những điểm giao lưu chính giữa hai nước. Hiện nay, một tuyến đường sắt kết nối quốc tế đang được lắp đặt trên cầu, nhưng điểm ga tàu nằm lệch về phía nam bên trong biên giới Thái Lan.

Viêng Chăn có Sân bay quốc tế Wattay.

Du lịch Lào là du lịch văn hóa, thắng cảnh nước Lào với những vùng núi hoang sơ cùng nhiều vùng quê thanh bình.

Vùng du lịch Lào

Du lịch Lào được chia làm 7 vùng chính: Vientiane, Xiengkhoang, Luang Phabang, Thakhek, Savanakhet, Pakse và Champasak. Các điểm du lịch trong 7 vùng này là :

Ở Vientiane có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, đã thấy sừng sửng đài Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Khải Hoàn Môn ( Patu Xay ), toạ lạc giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Vientiane.

Con đường huyết mạch ở Vientiane là đường Sí Mương-Samsenthay, sầm uất trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu That Khao lên trung tâm Ô-ĐiênSengLao, ra đến vùng Si Khay – Wattay, rồi bổng dưng ngừng lại, nhường cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn.

Vientiane nằm thoai thoải ven sông Mêkông. Bên kia bờ là tỉnh NongKhai (Thái Lan). Khúc sông nầy, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào-Thái (Lao-Thai Friendship Bridge) dài 1240m. Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hướng phát triển mới cho du lịch 2 nuớc, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho ngành du lịch của cả 3 nước Đông Dương.

Bờ sông Vientiane chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc. Quán cóc ven bờ sông Vientiane rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Bài chi tiết: Ẩm thực Lào

Gồm có các điểm tham quan : Haw Kham,Wat Xieng Thong, động Pak Ou , mộ nhà khoa học Henri.

Lào: tổng hợp ăn ở đi lại



Nếu bạn muốn thành lập nhóm đi Lào hãy vào đây để rủ rê

1. Vientian :

-Ở: KS Long Dao - ông chủ nói đc tiếng Việt. Tel: 865-21-990-386; RiverSide Hotel Ban Mixay - P.O.box 2846 - Vien Tiane, Lao PDR Tel: (856-21) 244390;

SAYSOULY GUEST HOUSE 23 Th. Manthatulat, Vientian tel: 218 384 (mã vùng Viêng là 023 thì phải?? ) Phòng giá 8-12$, phòng 12$ thoáng mát, điều hòa, sàn gỗ sạch sẽ, phòng tắm riêng, phòng 8$ hơi bí, shared bathroom, nhưng các phòng tắm ngoài này khá lịch sự tươm tất, có vòi sen rất to. 2-4 người ngủ 1 phòng

-Ăn: Say Nha Restaurant (Mrs.Thanh Mobil: 856-20-5663-943) của ng VN hết 450.000K (~90.ooVND/pax) mà đồ ăn+rượu ngon; các hàng ăn ở cạnh sông Mekong giá niêm yết rõ ràng.

-Địa điểm tham quan: Patuxay-Khải hoàn môn của Lào; Morning Market (chợ sáng), Budget Garden (vườn phật); bờ Mê Kong, Cửa khẩu sang Thái Lan

-Đi lại: Từ bến xe ngoại ô về trung tâm 8000kip nếu đi ghép; Bến xe phía Nam: Bus từ Vien đi VangVieng 40.000kip; Bus đi LuangPraBang 100.000kip (có các chuyến xuất phát từ 16-18h);

2. VangVieng

Ở: giá khách sạn khá rẻ chỉ khoảng dưới 10$ cho một phòng đôi

ăn:

Địa điểm tham quan:

có thể mua một tour bao gồm các trò chơi ở bên sông rất thư giãn và thoải mái

Đi lại:

Xe đi LuangPrabang xuất phát buổi tối

3. LuangPraBang :

-Ở: Kounxavan Guest House: khuôn viên đẹp, giá từ 7$-10$; SuanPhao GH 071 252 229, Vongpanya (7-10$) 071 212 039 hơi xa trung tâm; Marry GH có phòng nhìn ra sông Nậm Khan rất đẹp (10$ )071252 325

-ăn: Butfet Rau; các mòn nướng ở chợ đêm giá rất rẻ,

-Địa điểm tham quan:

+ Buổi sáng nhớ dậy sớm 5h sáng để xem cảnh khất thực rất hoành tráng

+Các chùa: 3 chùa tiêu biêu: Xieng Thong, Chom Si, Visoun

+Bảo tảng quốc gia (trước đây là nơi ở của hoàng gia): vé 30.000 kip

+Thác KuangSi: mua tour hoặc tuktuk (4 USD), vé vào cửa 20.000 kip

+Động Paku: đi bằng thuyền

+Khu bảo tồn voi:

-Đi lại: đi liên tỉnh cần ra mua vé tại Bus Station, Laos Airways hoặc các văn phòng tour

+ Tới XiengKhoang: 80.000Kip chỉ có 1 chuyến xuất phát lúc 8h sáng

+ Máy bay về Hà Nội-Việt Nam: 130USD mua vé tại Laos AirLines

XiengKhoang-Phonxavan:

Ăn

Ở: Sabaidee GH

Địa điểm tham quan: cánh đồng chum, thác nước

Đi lại: Tuk tuk

- Vé về Vinh Việt Nam 100.000 kip (chỉ có vào 3,5,7, CN xuất phát từ 6 h sáng, tối hôm trước đã phải mua vé)

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2008

Du lịch Lào bằng đường bộ


Ngắm hoàng hôn trên sông Mêkong từ đỉnh Wat Tham Phousi.

1. Thời gian của chuyến đi

Nên đi ít nhất là 5 ngày, vừa đủ để bạn có thể tới những điểm đến nổi tiếng nhất ở Lào như Cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng, cố đô LuangPrabang, thị trấn Vang Viêng và thủ đô Vientiane. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể tới Nam Lào hay Thượng Lào, để khám phá thêm nhiều nét kỳ thú ở quốc gia này.

Người Việt Nam đến Lào không cần visa nên bạn chỉ cần có hộ chiếu là có thể xách balô lên đường.

2. Tiền tệ:

Người Lào khá hiền lành và dễ tính, ở các địa điểm du lịch, họ chấp nhận sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như tiền Kíp (Lào), Baht (Thái), USD (Mỹ) và thậm chí ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống, bạn còn dễ dàng tiêu tiền VND và nói tiếng Việt như ở quê nhà!

Ở Hà Nội, có thể đổi tiền kip ở Ngân hàng Lào (BCE) hay ngân hàng liên doanh Lào - Việt hoặc lên phố Hà Trung. Một cách đơn giản hơn, bạn có thể mang theo USD hay VND và đổi tiền tại các cửa khẩu xuất nhập cảnh, chênh lệch tỷ giá không đáng kể.

3. Khách sạn, nhà nghỉ:

Dịch vụ du lịch ở Lào khá phát triển, nên các nhà nghỉ bình dân giá từ 8 - 12USD rất sẵn. Dân Lào sẵn lòng chỉ đường cho các bạn tìm đến những khu phố du lịch, thường là nơi có phong cảnh đẹp và các dịch vụ ăn uống phát triển kèm theo.

Đồ ăn ở Lào cũng rất phong phú, rất dễ thưởng thức và khá gần gũi với ẩm thực của người Việt. Đừng quên thưởng thức những món nướng hấp dẫn, uống bia Lào tươi mát và ăn các loại hoa quả tươi ngon như xoài, quýt, chôm chôm, măng cụt…

4. Phương tiện:

Phương tiện di chuyển phổ biến ở Lào là xe tuk tuk (giống xe lôi/xe lam của Việt Nam ) và xe pickup (một dạng xe tải nhỏ). Bạn phải chuẩn bị mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng (cho mùa hè) và cả găng tay để tự bảo vệ mình. Bạn nên đi giày mềm vì sẽ phải đi bộ khá nhiều giữa các điểm tham quan gần nhau, không nên đi xăngđan hay dép vì sẽ bị bắt nắng vào mùa hè và lạnh giá trong mùa đông.

5. Điểm đến:

- LuangPrabang: Trong các điểm đến thì LuangPrabang là một nơi xứng đáng để dừng chân và tiêu tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc nhất. Tại đây, bạn có thể tới thăm một hệ thống chùa chiền nguy nga tráng lệ của cố đô như chùa Wat Xieng Thong, Wat Visunarath, Wat Mai, Wat Aham, Wat Sene… và cả Chùa Phật tích của người Việt bên bờ Mekong…

Các ngôi chùa đều nằm khá gần nhau, mở cửa từ 8-17g . Nếu vào bên trong chùa để tham quan và cầu phúc du khách sẽ phải trả lệ phí. Ngoài ra, bạn đừng quên lên đỉnh Wat Tham Phousi vào buổi chiều để ngắm hoàng hôn trên sông Mêkông và toàn cảnh LuangPrabang khi chiều hôm.

Các điểm đến khác được khách du lịch ưa thích như Bảo tàng cung điện hoàng gia, thác Tat Khuangsi, động Pak Ou, bản Phanom, bản Xiêng men nằm bên kia sông. Chợ đêm ở Lào họp từ 17g - 22g thì tan. Người Lào dọn chợ khá sớm, chợ đêm bán nhiều đồ lưu niệm và nhiều món ăn truyền thống của Lào, cực kỳ sôi động và thú vị.

- Xiêng Khoảng: là nơi có di sản văn hóa Cánh đồng Chum nổi tiếng thế giới. Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể ghé qua Bản Ang 2 tiếng để tham quan, còn Lắt Sén và Bản Sua có thể để dành cho một dịp khác. Từ Xiêng Khoảng hàng ngày có một chuyến xe bus đi LuangPrabang vào 8g30 sáng.

- Vientiane: Đến Vientiane bạn có thể thuê xe đạp với giá 1USD/1g hoặc dùng xe tuk tuk để tham quan các điểm du lịch như: Pha That Luang, Wat Simuang (chùa Mẹ - nơi các nhà sư thường làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu phúc cho dân), chùa Sisaket (bảo tàng của hàng ngàn bức tượng Phật lớn nhỏ và bằng nhiều chất liệu), vườn Phật, tượng đài chiến thắng Patuxay, Black Stupa và ghé chợ Sáng (morning market) để mua sắm.

- Từ Hà Nội có thể mua vé xe sang Lào đi Vientiane tại số 3A Nguyễn Gia Thiều, xuất cảnh ở cửa khẩu Cầu Treo. Bạn nên đi vào Vinh và mua vé xe bus đi Xiêng Khoảng qua cửa khẩu Nậm Cắn vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ sáu, Chủ nhật với giá khoảng 200.000đồng, lập lịch trình theo cung Cánh đồng Chum - LuangPrabang - Vang Viêng - Vientiane để có thể mang thật nhiều quà, đồ thủ công truyền thống, mỹ nghệ hay thổ cẩm với giá rất rẻ từ thủ đô Vientiane về Việt Nam.

Một số du khách còn kết hợp đi du lịch Thái Lan và Campuchia hay Mianma từ Lào.

Bạn nên mua vé ôtô sớm để có chỗ ngồi tốt cho cả chặng đường dài, nhất là khi bạn có thể bị say xe.

Danh lam thắng cảnh của Lào

1/ VIENTIANE

Vat That Luang :
Cách Vientiane 4 Km về phía Đông Bắc, được xây dựng vào năm 1566, được xem là tượng đài quốc gia của Lào. Mở cửa cho khách tham quan từ thứ Ba đến Chủ Nhật. Giá vé là 500 Kíp
.
PATUXAI
Tượng đài Liệt Sỹ. Được xây dựng từ 1960 đến 1969. Mở cửa cho khách tham quan từ thứ Ba đến Chủ Nhật. Giá vé là 200 Kíp.
VAT SISAKET
Ngôi Chùa cổ nhất còn tồn tại ở Vientiane này được xây dựng vào năm 1818 do Vua Anouvong. Bị phá huỷ vào năm 1828 và xây lại vào năm 1935. Bên trong có chứa hàng trăm tượng Phật lớn nhỏ bằng bạc và gốm sứ. Mở cửa cho khách tham quan từ thứ Ba đến Chủ Nhật. (trừ các ngày lễ) Giá vé là 500 Kíp.
VAT HAW PHA KAEW
Chùa được xây dựng vào năm 1565 do Vua Setthathirat. Mở cửa cho khách tham quan từ thứ Ba đến Chủ Nhật. (trừ các ngày lễ) Giá vé là 500 Kíp.

VAT XIENG KHUAN
Được mệnh danh là Công Viên của Phật. Nơi tập trung rất nhiều các tượng Phật được chạm khắc công phu. Mở cửa cho khách tham quan từ thứ Ba đến Chủ Nhật. Giá vé là : 800 Kíp.

2/ LUANG PRABANG
Haw Kham
Đây là Bảo Tàng Cung Điện Hoàng Gia, được xây dựng vào năm 1904, kết hợp 02 trường phái kiến trúc Lào và Pháp. Được dùng làm nơi ở của Vua Sisavang và gia đình. Mở cửa tham quan buổi sáng và từ thứ hai đến thứ sáu. Giá vé là 1100 Kíp.
Động Pak Ou và các Làng dân tộc thiểu số.

Du lịch ASEAN: Những nơi không thể không đến

Chưa bao giờ du lịch châu Á lại "lên ngôi" như năm 2004. Việc miễn visa vào một số nước trong khu vực và giá tour rẻ đã tạo cho du khách cơ hội khám phá nhiều điều mà họ từng mơ ước.

Ngạc nhiên Thái Lan

Hệ thống giao thông ở Thái đi trước Việt Nam 20 năm. Từ Nong Khai về Bangkok hơn 750km đường thênh thang. Đường vắng vẫn có cầu vượt. Xe toàn tay lái nghịch, chạy bên trái. Xe buýt nội địa thì cũ nhưng chở du khách toàn xe mới 2 tầng rất tiện nghi và hiện đại. Tầng dưới có cả bàn đa năng. Ngồi tầng trên ít say xe lại tha hồ ngắm cảnh. Các cây xăng dọc đường là những trạm dừng lý tưởng để vệ sinh, mua sắm, điện thoại... Từ Nong Khai cũng có xe lửa đi Bangkok nhưng du khách chuộng đường bộ hơn.

Lâu nay du khách Việt Nam đi Thái chủ yếu để vui chơi mua sắm. Cứ Bangkok - Pattaya hoặc Pattaya - Bangkok. Du lịch Thái đang bán dưới giá thành - siêu rẻ - không ai bắt chước nổi. Dứt khoát trong tour phải có các show độc tự túc vé. Bắt buộc phải vào các trung tâm mua sắm bởi đây là nơi trả tiền xe cho các công ty du lịch. Bạn thử đi ngoài chương trình và không mua sắm xem, giá cả sẽ tăng gấp ba bốn lần ngay. Vé máy bay Sài Gòn - Bangkok 175 USD/lượt nhưng đi khứ hồi khuyến mãi chỉ từ 130-140 USD nên cứ việc mua vé khứ hồi đi một lượt rồi bỏ vẫn rẻ hơn.

Du lịch Thái không chỉ có Bangkok, Pattaya mà còn có các cố đô Sukhothai, Ayuthaya, Chiengmai, đảo Phukhet... Cách Bangkok hơn 130km là Kanchanaburi với "cầu sông Kwai" lịch sử trong thế chiến thứ 2. Ai từng xem bộ phim huyền thoại này mà không mong một lần đến đó. Hãy vào viếng Bảo tàng chiến tranh (nghĩa trang của quân đồng minh), nghiêng mình trước vong hồn của các chiến binh còn rất trẻ: họ vẫn sống mãi với đời như những nhân chứng của cuộc chiến tàn khốc. Hơn 100.000 tù binh chiến tranh và cư dân địa phương đã bỏ mình vì chiếc cầu xương máu này. Hãy lặng lẽ nhịp bước trên cầu, nghe thì thào trong gió lời nhắc nhở của hàng vạn sinh linh "đừng bao giờ để chiến tranh tái diễn".

Tại đây, khách cũng có thể du thuyền trên dòng Mêklang hoặc qua bên kia sông mua hàng lưu niệm của người dân Myanmar gần đó mang qua. Về lâu dài đây là điểm nối tour với Myanmar.

Ấn tượng Lào

Chuyến tham quan vòng quanh thủ đô Lào là cuộc khám phá đầu tiên dành cho những du khách đầu tiên đặt chân đến nơi này.

Trước tiên, bạn sẽ đi tham quan That Luông, biểu tượng quốc gia, nơi thường diễn ra các lễ hội lớn; chùa Sisakhet với bảo tàng tượng Phật; chùa Simuang nổi tiếng linh thiêng; Ho Phakeo, điện thờ của Phật Ngọc Lục Bảo; ghé thăm chợ Sáng, chợ lớn nhất ở Lào - có rất nhiều bà con Việt kiều buôn bán. Lên đỉnh đài Chiến Thắng ở độ cao 42m ngắm hoàng hôn và toàn cảnh thủ đô.

Ẩm thực Lào có nhiều món lạ như cơm nếp không dính tay, ớt muối chua, ớt luộc, ớt chiên giòn, dừa nướng, mắm Muok, gỏi Tam Maak Hung...

Từ Vientiane, du khách có thể đi đường bộ theo quốc lộ 13 (song song với đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1 của Việt Nam) xuyên Lào (hoặc đi máy bay). Du khách có thể xuôi Nam đến Savanakhet, Champasak... Chùa Phu (Wat Phu) ở Paksé - di sản văn hóa thế giới được xây dựng trước thế kỷ thứ X hoặc ngược bắc lên Xiêng Khoảng khám phá cánh đồng kì lạ với trên 300 chum đá nặng từ 1,8 đến 2,7 tấn.

Nhưng đông vui nhất là cố đô Luang Prabăng - cũng là một trong những di sản văn hóa thế giới của Lào. Luang Prabăng nằm gọn giữa ngã ba sông Mêkông và Nậm Tha với nhiều danh lam thắng cảnh. Chùa Mai (chùa Mới) với 5 tầng mái ngói và những dãy phù điêu chạm vàng. Chùa Xiêng Thoỏng (thành phố vàng) được xem là chùa đẹp nhất ở Lào. Hoàng cung là bảo tàng quốc gia với hàng ngàn hiện vật; chợ đêm H"mông, núi Chàng và núi Nàng...

Đặc biệt là chùa Phousi trên đỉnh núi Phousi với 329 bậc thang len lỏi giữa rừng Champa cổ thụ quanh năm ngát hương đời. Du khách thường lũ lượt lên chùa để chờ xem những tia nắng cuối cùng trong ngày biến mất trên dòng sông Mêkông hư ảo. Hoặc ngắm toàn cảnh cố đô độc đáo hòa quyện giữa kiến trúc Âu Á đầu thế kỷ 20, ẩn mình giữa những vạt rừng già lặng lẽ. Sớm tinh mơ, từng đoàn sư sãi rồng rắn khất thực khắp đường phố như cố gọi nắng lên, bắt đầu ngày mới.

Sững sờ Angkor - Campuchia

Từ Poi Pet về Siêm Riệp 154km, đường xấu đến mức không thể xấu hơn. Trong bán kính 50km, quần thể Angkor - kỳ quan hàng đầu thế giới về kiến trúc và điêu khắc - có hàng trăm đền đài. Muốn tìm hiểu phải mất mấy tháng. AngkorWat (kinh đô chùa) chu vi 5,6km, tháp chính cao 65m. Angkor Thom (kinh đô lớn) chu vi 12km có tâm điểm là đền Bayon với 54 tượng thần 4 mặt cao từ 24-42m tạc theo Phật thoại...

Siêm Riệp không chỉ có Angkor mà còn có Kbal Spean nằm trên dãy núi Kulen - còn gọi là dòng sông 1000 Linga được phát hiện năm 1968. Cách đền Bantia Srei 15km, đường độc đạo giữa rừng và núi. Sáng chỉ có xe chạy lên (dưới 25 chỗ), đến tận 11h trưa mới có thể chạy xuống. Tại đây có hàng chục ngôi đền và tháp kỳ bí.

Kbal Spean có nhiều thác đẹp, đây là điểm tham quan mới. Siêm Riệp còn có làng văn hóa các dân tộc Khmer, có chương trình Buffet Khmer và chương trình ca múa độc đáo. Ẩm thực Khmer rất hợp khẩu vị người Việt.

Từ Siêm Riệp đi tàu cao tốc xuôi Biển Hồ và TonleSap về Phnôm Pênh mất khoảng 6 giờ. Mùa mưa Biển Hồ sâu hơn 10m, dài trên 150km. Mùa nắng nước cạn còn 1m phải chạy canô ra TonleSap sang tàu lớn. Các thị trấn nổi trên Biển Hồ cứ theo con nước mà di chuyển ra xa hay gần. Phnôm Pênh còn có Hoàng Cung và chùa Bạc. Chùa lát 5.329 viên gạch bằng bạc ròng, mỗi viên nặng 1,125kg. Trong chùa có nhiều tượng vàng dát kim cương. Tượng lớn nhất nặng 90kg, đính 2.086 viên, có viên bằng ngón tay cái.

Thủ đô Campuchia còn có Wat Phnôm (chùa tháp, chùa núi), bảo tàng quốc gia, bảo tàng Tungsleng, Cánh đồng chết, Đài Độc Lập, Quảng Trường sông 4 mặt... Từ Phnôm Pênh có thể đi tắm biển ở Shihanouk Ville về trong ngày hoặc ngược dòng Mêkông lên vùng tây bắc xem cá heo nước ngọt và thưởng ngoạn hàng chục thác nước hùng vĩ...

Từ Việt Nam có thể đi Campuchia qua ngã Sa Mat thẳng lên Siêm Riệp hoặc từ Mộc Bài lên Phnôm Pênh. Các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bình Phước, Đắc Lắc... đều có đường thủy hoặc đường bộ qua Campuchia. Dự báo Campuchia sẽ là trọng điểm du lịch văn hóa - lịch sử hàng đầu ASEAN.

Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Lửa Việt tour, khi hành lang Đông - Tây được khai thông, du khách có thể điểm tâm tại Việt Nam, ăn trưa ở Lào, ăn tối và dạo chơi ở đông bắc Thái hoặc ngược lại. Người Lào và đông bắc Thái đến Việt Nam dứt khoát phải tắm biển, tham quan các bảo tàng, vào các khu vui chơi và đi mua sắm.

Và đầu năm 2005, Việt Nam và Campuchia sẽ bỏ visa và hệ thống đường bộ ở Campuchia hoàn tất. Lúc đó chắc chắn lượng khách của hai nước Việt - Căm sẽ tăng vọt. Khách Campuchia qua Việt Nam nhất định phải lên Đà Lạt, đến Suối Tiên hoặc Đầm Sen, rồi đi chữa bệnh và thẩm mỹ viện, đi suối nước nóng...

Viên-chăn, hoa trắng tháp vàng

Nước bạn Lào có 16 tỉnh, một thành phố và một đặc khu. Nếu như người dân thủ đô Viên-chăn tự hào với các biểu tượng văn hóa, thì tỉnh Viên-chăn kế cận lại tự hào về nền công nghiệp của mình. Trở lại đây sau 30 năm, vẫn gặp hoa trắng (chăm pa), tháp vàng (Thạp luông), biểu tượng của đất nước Triệu voi, nhưng tôi đã thấy một hoa trắng, tháp vàng khác - đó chính là những con người thuộc "thế hệ mới" của nước bạn - một thế hệ trẻ trung và năng động.

Con gái lái xe hơi đi chợ mới là... sành điệu

Còn hai phút nữa, chuyến máy bay Hà Nội - Viên-chăn sẽ khởi hành, cô gái xinh đẹp, cao hơn cả tiếp viên hàng không và rất model khiến nhiều người trộm nhìn và bàn tán lúc ở phòng chờ của sân bay Nội Bài tiến đến chỗ tôi ngồi và nói bằng tiếng Việt rất sõi, rằng cô muốn tôi nhường cho cô ngồi ngoài. Tôi luống cuống đến mức va đầu vào cabin khiến những người cùng đi trong đoàn phải bật cười. Hóa ra, cô không phải người Thái Lan như mọi người đoán, cũng không phải người Việt Nam như lúc nghe cô nói, cô là Va-ni-da Vit-ni-vong, người Viên-chăn. Tôi kể câu chuyện mọi người bàn tán và "ga-lăng": "Vi-ni-da đi thi hoa hậu Lào chắc là đoạt vương miện !". Bấy giờ, đôi mắt cô mới ánh lên nét chân thật của người Lào dù câu trả lời lại rất... Việt Nam: "Em có đi thi nhưng... trượt". Sau này hỏi Xổm-sai, người phiên dịch từng học 7 năm ở Việt Nam và đã tốt nghiệp đại học báo chí, mới biết ở nước bạn chưa tổ chức thi hoa hậu mà chỉ có chọn người đẹp trong các lễ hội mà thôi. Gia đình Vi-ni-da thành lập một doanh nghiệp, có quầy hàng ở chợ sáng - trung tâm thương mại của Viên-chăn. Đến sân bay Vạt-thay, có người trao cho cô một chiếc chìa khóa, cô tiến ra bãi đỗ xe, mở cửa một chiếc Camry mới keng, tự lái về nhà.


Trước đó, Vi-ni-da dặn: "Nếu các anh muốn, em sẽ tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch, cứ gọi đến số điện thoại 020 540..., nếu có ai cầm máy, anh nói muốn gặp Côcô, Côcô là tên thân mật ở nhà của em!". Anh bạn đồng nghiệp ở Báo Tiền Phong rất ấn tượng về hình ảnh một cô gái Lào hiện đại, tự lái xe nên "âm mưu" gặp lại để chụp ảnh cho tạp chí Người đẹp. Nhưng vì chương trình sít sao nên không có thời gian, anh cứ tiếc rẻ mãi, may thay...

Anh Thoong Phu-la-vong và con gái đang học năm thứ hai Đại học Quốc gia Lào đánh hai chiếc Mitsubishi đến khách sạn Lang-xan mời đoàn về nhà chơi. Lại gặp hình ảnh một cô gái tự tay lái xe hơi nên đồng nghiệp tôi, vốn là phóng viên ảnh, như "trúng mánh", cứ thế "bấm" liên hồi. Nhưng anh đã không ngờ là hôm đi chợ sáng, bãi đỗ xe dễ có đến hàng trăm cô gái như thế. Ai cũng ăn diện rất model, đeo kính đen và lái xe hơi... đi chợ. Vẫn biết, đây là thủ đô, không phải cô gái Lào nào cũng được như thế, nhưng đó là một hình ảnh ấn tượng đối với du khách, thể hiện một thế hệ mới của dân thủ đô hiện đại và năng động.

Và không chỉ con gái thủ đô...

Vien chan hoa trang thap vang

Thiếu nữ Lào.

Trong buổi giao lưu với thanh niên Văng-viêng - một huyện vùng xa của tỉnh Viên-chăn, cô gái tên Keo tự giới thiệu là bí thư chi đoàn của bản Khọi, mới 22 tuổi. Vì điện thoại di động của cô liên tục đổ chuông nên tôi tò mò lắng nghe. Bằng vốn tiếng Lào quá lâu không sử dụng, tôi vẫn biết được cô đang điều hành công việc ở nhà. Hóa ra, bản của cô nằm cạnh khu du lịch thiên nhiên Văng-viêng, cả chi đoàn cô tham gia làm du lịch. Buổi tối, sau lễ Ba-sỉ (lễ buộc chỉ cổ tay, một phong tục thể hiện tính hiếu khách và thân thiện của người Lào), các cô đoàn viên trong Chi đoàn Keo đều dùng tiếng Anh để nói chuyện riêng với anh em trong đoàn Việt Nam. Lại thêm một bất ngờ nữa cho tôi và đồng nghiệp.

Một trong những "tháp vàng"

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Trung ương đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Lào hẹn đoàn đến thăm một trang trại ở tỉnh Viên-chăn, giáp thủ đô. Ông chủ ăn mặc như một nông dân Lào, đi dép hai quai rẻ tiền kiểu Thái Lan lẹt xẹt, sau khi dẫn chúng tôi đi một vòng quanh hồ cá rộng cả trăm ha đã chiêu đãi đoàn một bữa toàn cá "cây nhà lá vườn". Trong câu chuyện, anh giới thiệu về một trang trại khác của anh rộng 2.000 ha trồng toàn dó bầu (cây cho trầm hương) và gỗ tếch (một loại gỗ trước đây chỉ dùng làm báng súng) mà anh thuê một người ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) quản lý. Cơ ngơi chừng ấy cũng đủ làm chúng tôi bái phục. Nhưng chưa hết...

Buổi tối, anh hẹn cả đoàn "đến nhà uống chén rượu". Tưởng là chén rượu thế thôi, ai dè...

Khuôn viên nhà anh nằm giữa thủ đô Viên-chăn nhưng rộng đến... 2 ha và được trồng một loại cỏ như ở sân gôn. Trong garage có nhiều loại xe, từ Mitsubishi cho đến Mercedes. Trên bãi cỏ sau vườn có một chiếc xe Jeep hạng sang đậu... làm cảnh. Bàn tiệc bày trong vườn kiểu như quý tộc phương Tây thời xưa. Thịt nướng được dọn ra cùng với bia Lào (Beer Lao), loại bia độc quyền trên thị trường. Nhưng chúng tôi không còn "tâm hồn ăn uống" vì câu chuyện của anh khiến cả đoàn rất đỗi ngạc nhiên. Chúng tôi bảo nhau, không khéo phải bôi dầu gió chứ không thì choáng mà... ngất mất!

Ông "đi dép loẹt quẹt" này hóa ra lại là tỉ phú đô la tên là Phisiln Sayathinh, chủ một tập đoàn có đến... 20 công ty; trong tay có cả nhà máy xi măng, nhà máy thép, nhà máy chế biến gỗ, công ty xây dựng, công ty thương mại và một loạt các trang trại... Anh mở vi tính xách tay, giới thiệu về các công ty của mình, đến nhà máy cán thép, anh bảo: "Tôi ký hợp đồng với chủ đầu tư xây dựng khách sạn Malaysia ở Viên-chăn cung ứng toàn bộ thép xây dựng cho khách sạn này trị giá 2 triệu đô la nên sản xuất không kịp cho họ lấy hàng, chưa nói chuyện phải dành một ít cung ứng cho thị trường". Đoạn, anh dẫn chúng tôi đến góc vườn của biệt thự, ở đó treo một cây đàn kiểu như đàn đá và tự tay đánh một bản nhạc. Âm thanh khi thì trong vắt, khi thì trầm ấm làm ai nấy ngẩn ngơ. Nhưng bất ngờ hơn, anh giới thiệu bộ đàn này được anh tự tay làm bằng... than củi. Loại gỗ làm ra than này anh giấu tên, có nhiều ở rừng Lào. Anh bảo, sẽ đến lúc cấm hết việc khai thác nên bây giờ anh đang tìm cách trồng nó. Gỗ nhẹ như gỗ dó bầu nhưng khác là nếu loại gỗ khác đốt cháy ra than trong vòng 30 phút thì loại gỗ này phải mất đến 8 tiếng đồng hồ. Hiện công ty xuất nhập khẩu của anh mỗi tháng xuất sang Nhật Bản 100 tấn với giá 1.000 USD/tấn, tức là mỗi tháng thu về từ việc xuất khẩu than cỡ 100.000 USD. Anh bảo nhu cầu thị trường Nhật tiêu thụ than này là... vô tận. Anh chỉ biết công dụng của nó là khử mùi trong các thiết bị làm lạnh và trong phòng có dùng máy lạnh. Còn làm gì nữa thì anh không biết. Trong nhà anh và ở nơi làm việc cũng có một bình sứ dạng cổ, trong có cắm vài thanh than này, vừa tạo dáng đẹp, vừa dùng để khử mùi và khí độc.

Phisiln Sayathinh học nghề điện ở Liên Xô cũ 7 năm, về nước trong thời đang gặp khó khăn, anh nhất quyết phải làm một cái gì đó cho đất nước, chứ không phải làm theo kiểu "đánh quả" như một số người. Anh khởi nghiệp từ việc xây dựng một cơ sở cán thép từ sắt phế liệu. Trúng hướng. Nhà máy cán thép đồ sộ như một khu công nghiệp hiện nay bắt nguồn từ đó.

Việc mở trang trại, trồng dó bầu và gỗ tếch, kết hợp nuôi thủy sản và làm du lịch là ý tưởng của một công nhân trong nhà máy thép - anh Hoa, người Vĩnh Linh, hiện là người tin cẩn, giúp anh điều hành một trang trại. Anh bảo, với đà này, chỉ vài năm sau, bằng số tiền được chia, anh Hoa sẽ là tỉ phú của Lào.

Phisiln Sayathinh tâm sự, có người bảo anh giàu thế rồi còn làm làm gì nữa, anh bảo họ, người giàu có và người khó khăn làm việc khác nhau. Người khó chỉ làm cho đủ ăn, người giàu có rồi muốn làm cho người khác cùng giàu có. Và anh không nói suông, hàng nghìn công nhân của anh, bằng thu nhập bình quân khoảng 800.000 kíp (bằng khoảng 1,2 triệu đồng VN), chưa kể cổ phần được chia, đã và sẽ giàu có. Các vùng anh có trang trại, anh đầu tư xây dựng trường học, thủy điện nhỏ và các công trình phúc lợi cho dân, cũng là để cho mình, vì khi dân thuận, rừng mới được giữ.

Ấn tượng về ông "tỉ phú đô la đi dép loẹt quẹt" mặc áo bỏ ngoài quần ngồi trong phòng khách rộng và sang trọng như phòng khách của đại lễ đường không thể nào phai được trong tôi. Chỉ tiếc thời gian quá ngắn không đủ để "học vài chiêu" của người "nhìn đâu cũng thấy tiền". Nhưng không quan trọng, điều quan trọng hơn là làm sao nước bạn Lào có được nhiều người như thế!

Ăn xôi nếp Lào

Bây giờ, những chuyến du lịch từ Việt Nam đến Thái Lan, Campuchia, Lào... không còn quá xa tầm tay du khách nước ta. Và nếu có đến đất nước Triệu voi, ắt hẳn bạn sẽ được ăn món xôi nếp, thức ăn truyền thống của người Lào.

Nhân dân các bộ tộc Lào sống đa phần trên các ngôi nhà sàn, được cất từ gỗ quý, sàn lát gỗ hay phên nứa rừng. Vì xôi nếp là món ăn truyền thống nên gia đình nào ở nước này cũng có vài cái chõ đựng xôi, đan bằng tre, trúc.

Khi tiếng chuông chùa vang lên cũng là lúc các gia đình trong bản mang chõ xôi dâng lên các vị sư sãi, sau đó mới đến lượt họ ăn. Xôi nếp của Lào nấu theo kiểu truyền thống thường đựng trong ống nứa, cho nước suối vào và nướng nguyên cái ống trên bếp than hồng.

Khi cây nứa vừa cháy xém, cũng là lúc xôi cạn nước. Người nấu xôi sẽ gọt lớp vỏ nứa bên ngoài ra, chỉ để lại phần vỏ lụa ôm khít cục xôi nếp tròn trịa, dài dài, thơm thơm mùi lá rừng, để người ăn tự bốc lấy.

Ngày nay, người Lào nấu xôi trong nồi, sau đó đồ xôi vào chõ, rồi dọn lên mâm. Thức ăn chung với xôi nếp ở Lào thường là gà nướng hay cá suối kho lạt với riềng. Riêng phần rau xanh, đọt bầu, đọt bí - là hai thứ bà con các bộ tộc Lào hay trồng - để nguyên cọng dài 20-30 cm, luộc sơ.

Ăn xôi nếp kiểu Lào, bạn phải ngồi xếp bằng trên sàn gỗ, chắp tay trước ngực nói câu “Sờ-pai-di” rồi cắm cúi bốc. Xôi bốc tay đã đành, cá cũng bốc tay, rau cũng bốc tay, rồi ngửa cổ lên trời cho cọng rau vào cổ họng, nhai. Điểm đặc biệt là người Lào rất thích ăn các loại mắm pha, có vị tựa như mắm nêm ở Nam bộ. Loại mắm này mà chấm với xôi nếp thì ăn mãi quên thôi.

Việt ba-lô trên đất nước Triệu Voi

Cái ý nghĩ chỉ với 300.000 đồng là có thể mua vé ô tô từ Hà Nội sang thẳng Viên Chăn (Lào) khiến tất cả những ai có máu lang thang đều không cầm lòng nổi. Với ba lô, giấy tờ, máy ảnh, chúng tôi háo hức làm chuyến hành hương, khám phá đất nước anh em.

Đất nước Lào anh em nay chỉ còn cách chúng ta một ngày trên xe buýt bỗng trở nên thu hút đặc biệt với những “đặc sản” như: cái nắng nóng, hay những ngôi chùa cổ kính…

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Những chuyến xe từ bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) luôn đông nghẹt khách. Dọc đường những chiếc xe mang biển số Lào nhưng chủ xe là người Việt vẫn bắt thêm khách và hàng. Vì vậy, những chiếc xe 45 chỗ mà chở 60-80 người và hàng hoá là chuyện bình thường.

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Cũng như Thái Lan, tuk-tuk là phương tiện giao thông dụng

nhất ở Lào, giá cũng vừa phải, từ bến xe ngoại ô vào

trung tâm thành phố hơn 10km giá 40.000 kip

(1.000 kip = 1.600VND) cho 6 người và hành lí.

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Trang phục của tất cả phụ nữ Lào tại

các công sở là chiếc váy truyền thống.

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Vườn Phật Xieng Khuan cách thành phố Viên Chăn 24km,

nơi đây có rất nhiều các công trình kiến trúc tôn giáo

mang đậm dấu ấn giao thoa giữa đạo Phật và đạo Hindu.

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Trẻ em ở Lào được giáo dục lòng kính Phật từ rất sớm.

Hình ảnh những em bé theo cha mẹ lên chùa thắp hương mỗi

dịp ngày lễ, tết trở nên rất thân thuộc với người dân nơi đây.

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Các ngôi chùa ở Lào đầy các chú tiểu, người Lào có tập tục

gửi con cháu lên chùa học tập và rèn luyện tâm tính…

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Ở Việt Nam, nếu các nhà sư “xài” điện thoại đi động là

một việc hi hữu nhưng ở Lào, các nhà sư đứng tuổi,

ai cũng có một chiếc tít tít để liên lạc hàng ngày.

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Và vào những ngôi chùa này, việc cần lưu ý nhất của không chỉ

với du khách mà với cả người dân nơi đây là bắt buộc phải cởi bỏ giày, dép….

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Sáng sớm tinh mơ, khi ánh mặt trời chưa rạng, các vị sư tại Lào lại bắt đầu đi khất thực cho hai bữa ăn trong ngày (sáng sớm và 11 giờ trưa). Giờ chỉ còn những người đứng tuổi giữ được thói quen dậy sớm, tuy nhiên, ở các vùng xa Viên Chăn và các thành phố lớn vẫn có những thanh niên duy trì được công việc này.

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Núi Phusi, nơi người dân địa phương cũng như khách du lịch

có thể ngắm toàn bộ cố đô Luông Prabang cũng như

dòng Mê-kông uốn mình chảy quanh.

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

Hoàng hôn trên sông Mê-kông - một đặc sản

của đất nước Triệu Voi.

Viet ba lo tren dat nuoc Trieu Voi

BeerLao nhãn hiệu độc quyền 7.000kip/1chai uống với… mực

nhập khẩu từ Việt Nam - một bất ngờ nhỏ với nhiều

người khi Lào vốn là nước không có biển...

Album ve dat nuoc trieu voi

http://picasaweb.google.com/dulichlao

Rộn ràng lễ ngăn sông Xekaman

Trên công trình thủy điện lớn nhất của VN đầu tư tại Lào :

Thủy điện Xekaman 3 chính là dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của các doanh nghiệp VN, và cũng là dự án hợp tác đầu tư lớn nhất giữa hai nước VN và Lào trong giai đoạn hiện nay.

Ron rang le ngan song Xekaman
Thời khắc lịch sử

11h15" ngày 20/12, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước CHDCND Lào Chummaly Xaynhaxỏn, Phó Thủ tướng thường trực nước CHDCND Lào Somsavath Lengsavath cùng Phó Thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải đã chính thức bấm nút lệnh và thả những viên đá đầu tiên tại lễ ngăn sông Nhà máy thủy điện Xekaman 3 tại huyện Đắc Chưng, tỉnh Sêkông (Lào).

Rộn ràng cờ hoa trong không khí hân hoan của hàng ngàn người dân nước bạn Lào, đại diện lãnh đạo các bộ ngành của hai nước cùng trên 1.800 công nhân Tổng Cty Sông Đà. Nhớ lại, đây cũng chính là những ngày Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào vui mừng kỷ niệm 32 năm ngày thành lập nước CHDCND Lào (2/12/1975-2/12/2007)!

Theo khuôn khổ hợp tác năng lượng điện giữa hai nhà nước đến năm 2020 sẽ đạt 3.000 MW, hiện tại đã có 5 dự án được ký biên bản ghi nhớ, với tổng công suất 2.215 MW, có khả năng sản xuất năng lượng điện năng đạt 6.689 triệu Kwh/năm, với tổng mức đầu tư của cả 5 dự án lên tới khoảng 2,955 tỷ USD.

Và như khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, thủy điện Xekaman 3 chính là dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của các doanh nghiệp VN, và cũng là dự án hợp tác đầu tư lớn nhất giữa hai nước VN và Lào trong giai đoạn hiện nay, với công suất lắp máy 250 MW và tổng mức đầu tư 273 triệu USD dưới hình thức BOT.

Khi đưa vào vận hành và sử dụng, nhà máy sẽ cung cấp lượng điện trung bình hàng năm trên 1 tỷ KWh.

Ron rang le ngan song Xekaman
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước CHDCND Lào Chummaly Xaynhaxỏn và Phó Thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải dự lễ ngăn sông

Đây cũng chính là dự án lớn đầu tiên trong chương trình hợp tác, trao đổi điện năng giữa hai nước, tiếp theo sẽ là các dự án thủy điện Xekaman 1, Xekaman 4, Luông Prabăng và các dự án khác ...

Chủ dự án các công trình này là Cty cổ phần Điện Việt - Lào, ra đời với sự góp mặt của Tổng Cty Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Điện lực, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN...

... Dấu tích những ngày mưa lũ vừa qua dù không gây ảnh hưởng nặng nề như các địa phương giáp biên phía Quảng Nam của Việt Nam nhưng cũng phần nào hiện rõ trên khắp nẻo đường lầy lội dẫn đến công trường.

Ông Dương Khánh Toàn - Tổng Giám đốc Tổng Cty Sông Đà - đơn vị tổng thầu xây lắp Xekaman 3, vui mừng thông báo: Kể từ ngày khởi công (5/4/2006) đến nay, hàng ngàn công nhân Sông Đà vẫn liên tục vượt mọi khó khăn thiếu thốn để phấn đấu hoàn thành tiến độ với khoảng 30% khối lượng.

Ron rang le ngan song Xekaman
Thợ Sông Đà trên công trường thủy điện Xekaman 3

Cụ thể, đã đào trên 1,3 triệu m3 đất đá tuyến năng lượng, hoàn thành các hạng mục : hầm dẫn dòng thi công, tuyến ngăn sông, nhà ở lán trại, điện nước, công trình công cộng phục vụ thi công ...

Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao và cho phép tiến hành ngăn sông đúng tiến độ. Tuy nhiên, ông Toàn cũng khẳng định, đó chỉ là bước đầu, bởi sau ngăn sông mới bắt tay vào hàng loạt những hạng mục chính, như: Xây dựng nhà máy, đập dâng, đập tràn, trạm phân phối điện ngoài trời, lắp đặt thiết bị công nghệ, hiệu chỉnh chạy thử các tổ phát ...

Đặc biệt là ngay sau lễ ngăn sông này là phải đắp đập vượt lũ trên cao trình 907m với khối lượng xấp xỉ 1 triệu m3 vật liệu các loại để đảm bảo chống lũ năm 2008 cho công trình.

Gương mặt gầy sắt lại, “tổng quản” của 1.800 CB-CNV Sông Đà trên công trường, Giám đốc Ban điều hành dự án Phạm Văn Kiểm, giọng vẫn nhỏ nhẹ như không:

“Đợt lũ vừa rồi kéo liên tiếp từ 26/9 đến 2/12, đường sá sạt lở nặng nề, anh em chúng tôi gần như bị “cắt đứt” về đường ôtô với Việt Nam, lương thực thực phẩm dự trữ cũng vừa cạn kiệt thì lũ mới dứt...”.

Suốt 26 năm “chinh chiến” từ thủy điện Hòa Bình, tới Yaly, Tuyên Quang, Sơn La, rồi bây giờ là đất bạn Lào thăm thẳm núi rừng miền biên ải lắm mưa thừa nắng, cũng như bao người lính Sông Đà khác, số thời gian gần gũi gia đình vợ con của anh Kiểm chỉ tính bằng con số thật ít ỏi.

“Nhưng bây giờ dù sao mình cũng hơn nhiều anh em, vì thỉnh thoảng được ... đi họp ngoài Bắc, tranh thủ tạt qua nhà...” - ông “tổng quản” cười vui rồi nhanh nhẹn bước xuống công trường.

Suốt dọc mọi con đường từ các bản làng Đắc Chưng dẫn về công trường, những người mẹ nước Lào địu con trên lưng, tay cầm hai lá cờ của hai nước, vẫy gọi rộn ràng. Những mái nhà sàn lúp xúp đượm một màu nâu sẫm kia, rồi sẽ tưng bừng ánh điện. Chắc chắn vậy, một ngày không xa nữa ...

Hai ấn tượng ở đất nước triệu voi


Cố đô Luông Prabăng (Lào). Sáng sớm. Một đoàn nhà sư khất thực đi thành hàng qua trước cửa các gia đình. Mỗi nhà một người đã ra ngồi chờ sẵn bên lề đường. Từng người bốc xôi bỏ vào bình bát của tất cả nhà sư đi qua trước mặt.

Sắc áo vàng ở Luông Prabăng

Nghe nhà thơ Dư Thị Hoàn kể lại, sáng hôm sau chúng tôi quyết phục bằng được khoảnh khắc hiếm hoi ấy. Khoảng 6g, trời còn mờ tối và hơi se lạnh, bất chợt chị Hoàn kêu ở ngoài hành lang: “Đến rồi!”. Tung cửa chạy ra. Một hàng nhà sư khất thực trong sắc áo vàng yên lặng rẽ vào con đường như cái ngõ nhỏ.

Thế là tất cả bỏ bancông chạy ào xuống đường. Trước cửa mỗi nhà người ta đã mang ghế ra ngồi, cái thẩu mây đựng xôi đặt trên lòng chờ các nhà sư đi đến. Người thì trải một tấm chiếu nhỏ rồi quì lên chờ. Hàng các nhà sư đi qua trước mặt. Mỗi nhà sư chìa ra cái bình bát, cũng bằng mây tre đan, để nhận một nắm xôi nhỏ. Người cúng dường không nói. Người khất thực cũng không nói. Đường phố rất yên lặng thanh bình.

Cũng vừa lúc đoàn nhà sư đi đến cuối đường. Ở phía cuối ấy, bất ngờ một đoàn nhà sư khác từ một ngõ nhỏ cắt chéo qua, cảnh tượng như thể có một bàn tay đạo diễn điện ảnh bài bản, tạo ra được một cảnh phim xao động.

Tôi cứ nghĩ đó chính là hình ảnh của tăng đoàn Phật giáo từ thời Phật tổ Thích Ca. Như thể Luông Prabăng khoảnh khắc này là bảo tàng sống lưu giữ nguyên vẹn một tập tục của tăng đoàn Ấn Độ hơn 2.500 năm trước. Khi Đức Phật đã nổi danh là một hiền triết, đã lập ra một tăng đoàn hàng trăm tín đồ, tin bay về kinh thành của Người rằng nhà hiền triết cùng đồ đệ sáng sáng mang bát đi ăn xin.

Buổi trưa, họ tập hợp trở lại, người được nhiều chia cho người được ít rồi cùng ăn một bữa đạm bạc. Vua cha của Đức Phật sai quân đi điều tra. Trời ơi, con trai của nhà vua, một hoàng tử dòng dõi, đã trở thành kẻ ăn mày! Nhà vua tìm tới tăng đoàn gặp Đức Phật, được Đức Phật khẳng định rằng khất thực là tập quán của tăng đoàn. “Tập quán nào? - Nhà vua gầm lên - Ngươi sinh ra trong dòng họ các nhà vua chưa một lần trong đời biết xin xỏ cái gì hết.

Tập quán của chúng ta là ăn thức ăn trong bát đĩa bằng vàng bằng bạc chứ không phải trong bát gỗ!”. Đức Phật khi ấy mới ôn hòa đáp lời: “Thưa phụ vương, người xuất thân dòng dõi hoàng gia, đó là sự thật. Nhưng con thuộc dòng dõi các nhà sư, những Người Giác Ngộ. Chẳng phải những người này không biết làm lấy mà ăn, nhưng khi đi xin bố thí họ muốn khơi gợi ở người đời lòng trắc ẩn, lòng muốn làm điều thiện. Con nói “tập quán” là tập quán của những Người Giác Ngộ này”.

Chuyện kể lại rằng sau đó giáo lý của Đức Phật đã cảm hóa được cả nhà vua và tất thảy dân chúng kinh thành Kapilavastu.

Buổi sáng sớm ở Luông Prabăng nước Lào, tôi lại ngỡ mình đang ở chính giữa sinh thời Đức Phật. Không khí cổ kính ấy còn ở ngay trong lời văn bản qui định của chính quyền thành phố về việc cúng dường. Chính quyền coi việc các nhà sư đi khất thực là một nét đẹp của thành phố. Vật cúng dường phải được mua từ chợ mang về, hoặc được chế biến tại nhà, nhất thiết không được vội vàng mua ở hàng quán ngay tại chỗ các nhà sư đi ngang.

Du khách có thể chụp ảnh, nhưng không được để đèn flash hoặc chạy cắt ngang lối đi của nhà sư. Người ta không thể ngồi trên ôtô buýt đuổi theo đoàn nhà sư mà chụp ảnh, chính vì thế chính quyền đã không cho phép ôtô buýt hoạt động trong thành phố. Cũng như vậy, không ai được nhìn xuống các nhà sư từ một độ cao như bancông các tầng gác...

Có lẽ du khách nào khi đọc qui định này cũng thầm cảm ơn chính quyền Luông Prabăng. Nhờ vậy mà cố đô đã bảo tồn nguyên vẹn một tập tục tưởng đã thất truyền gần ba thiên niên kỷ.

Tấm bảng ở Khải Hoàn Môn Vientiane

Trên một khu phố trung tâm Vientiane, từ bất cứ hướng nào ta cũng thấy sừng sững Khải Hoàn Môn, tiếng Lào là Patuxai (Patu nghĩa là cổng, xai từ tiếng Sanskrit jaya, nghĩa là chiến thắng, một cái cổng dựng lên để tưởng nhớ những người đã chiến đấu hi sinh cho đất nước Triệu Voi). Cổng được xây dựng năm 1962, đang xây dở thì hết vật liệu xây dựng, thế là người ta dùng đến ximăng của Mỹ mang sang, vốn là để xây dựng sân bay quốc tế Wattay. Chính vì vậy, Khải Hoàn Môn này còn có biệt danh là “đường băng chiều thẳng đứng”.

Từ xa, Patuxai tưởng như gần gũi với Khải Hoàn Môn ở Paris. Lại gần thì những nét đặc trưng Lào bắt đầu phát lộ. Những phù điêu chạm trổ trên bề mặt cổng, trên vòm mái đều là những hình ảnh điển hình của đền chùa dân tộc. Cái cổng khi ấy bắt đầu gần gũi hơn với khung cảnh một nước Đông Nam Á. Một cầu thang vòng vèo đưa ta đi lên các tầng trong lòng Khải Hoàn Môn, tầng nào cũng đầy những cửa hiệu bán đồ lưu niệm.

Leo tiếp. Tầng bảy là đỉnh Khải Hoàn Môn. Từ đây cả thành phố Vientiane trải dài ở bên dưới. Tối hôm trước, chúng tôi tản bộ trên đường phố vắng, lang thang ra quảng trường Khải Hoàn Môn, đi loanh quanh dưới vòm cổng. Ánh sáng lờ mờ hắt tới từ phía những tòa nhà gần đó vừa đủ đọc được tấm biển giới thiệu ở góc tây nam cổng. Tấm biển trang trọng viết bằng tiếng Lào và tiếng Anh. Tôi đọc và dịch cho mọi người cùng nghe.

Nguyên văn: “Ở phía đông bắc đại lộ Lane Xang mọc lên một công trình đồ sộ giống như Arc de Triomphe (Khải Hoàn Môn). Đó là Patuxai hay là Cổng Chiến Thắng của Vientiane, được xây dựng năm 1962 (Phật Lịch 2505), nhưng chưa hề được hoàn thành do lịch sử trắc trở của đất nước. Nhìn gần, trông nó càng kém ấn tượng, giống như một con quái vật bằng bêtông. Ngày nay, đây là chỗ vui chơi của người dân Vientiane và ở tầng bảy trên đỉnh lầu, người ta sẽ thấy phong cảnh tuyệt đẹp của thành phố”.

Tấm biển làm đủ chức năng của nó là giới thiệu về Khải Hoàn Môn, không quên nói là du khách sẽ được ngắm cảnh tuyệt đẹp trên lầu cao, rằng đây là chỗ vui chơi giải trí của dân chúng. Nhưng điều đáng chú ý là nó có một câu văn hồn nhiên và thật thà đến bất ngờ. Hẳn độc giả đã biết đó chính xác là câu nào rồi.

Người Lào được tiếng là hiền lành thuần phác, sao trong một tấm biển nghiêm ngắn do chính quyền sửa từng câu chữ rồi mới phê duyệt cho in bảng treo lên lại có một câu văn tự giễu nhại như thế? Biết mình là cái biết quan trọng bậc nhất. Tự tôn nhưng không mù quáng là tiến bộ thật sự.

Một số thông tin về nước Lào



Giới thiệu một số thông tin cơ bản về nước Lào

ID

Tổng diện tích : 236.000 Km2
Dân số : 5.200.000 người
Thủ Đô : Vientiane
Ngôn ngữ : Lào, Thổ ngữ, Pháp, Anh
Chính thể : Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào
Chủ Tịch Nước : Khamtay Siphandone
Thủ Tướng : Sisavath Keobounphanh

TIỀN TỆ
KIP là đơn vị tiền tệ chính của Lào. US Dollar và tiền Bath của Thái Lan cũng rất thông dụng. Tuy nhiên việc sử dụng các loại credit cards thường không được chấp nhận, ngoại trừ ở thủ đô Vientaine.


CÁC ĐỊA CHỈ CẦN BIẾT
Các lãnh sự – đại sứ quán của các nước ở Lào:

- Australia: Thanon Phonxay - Tel: 413600 - 413805
-
Cambodia: Thanon Tha Dueha, Ban That Khao - Tel: 314952
-
China: Thanon Wat Nak Nyai - Tel: 315103
-
France: Thanon Setthathirat - Tel: 215258 - 215259
-
Germany: Thanon Sok Pa Luang 26 - Tel: 312111 - 312110
-
Indonesia: Thanon Phon Kheng - Tel: 413910
-
Malaysia: Thanon That Luang - Tel: 414205
-
Myanmar (Burma): Thanon Sok Pa Luang - Tel: 314910
-
Philippines: Thanon Salakokthan - Tel: 315179
-
Singapore: Nong Bone Rd, Unit 12 Thanon Ban Naxay - Tel: 416860
-
Thailand: Thanon Phonkheng - Tel: 214582 - 214585
-
USA: Thanon That Dam (Bartholomie) - Tel: 212581 - 212582
-
Vietnam: Thanon That Luang - Tel: 413400 - 413403

THỜI TIẾT và KHÍ HẬU
Khí hậu của Lào thuộc loại khí hậu gió mùa khô và ẩm được chia thành 03 giai đoạn : Từ tháng 5 đến tháng 10 có mưa nhiều do gió mùa Tây Nam thổi về, nhiệt độ trung bình là 29 độ C. Từ tháng 11 đến giữa tháng 2 khí hậu khô, nhiệt độ thấp khoảng 15 độ C. Từ tháng 3 đến tháng 5 rất nóng, nhiệt độ trung bình khoảng 38 độ C.

ĐỊA LÝ HÌNH THỂ

Vương quốc Lào là một quốc gia nằm lọt giữa các quốc gia khác bao quanh như Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Cambốt và Việt Nam. Với diện tích khoảng 235.000 Km2, nằm giữa Vỉ độ Bắc 14 – 23 và Kinh độ Đông 100 – 108, Núi và rừng chiếm hầu hết diện tích đất đai, Lào trở thành một quốc gia nhiệt đới tiêu biểu.
Sông Mekong có tổng chiều dài là 4.350 Km phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Cambốt và Việt Nam. Nơi rộng nhất của dòng sông vào mùa mưa lũ đo được ở Si Phan Don là 14 Km. Vào mùa nước nổi, các tàu thuyền buôn từ Vân Nam (Trung Hoa) xuôi dòng xuống Lào mang theo các loại máy móc để bán và ngược lại mua gỗ chở về. Tất cả các nhánh sông phía Tây đều đổ vào sông Mekong, còn các nhánh sông phía Đông đều đổ ra Vịnh Bắc Bộ ( Việt Nam ). Chính nhờ vào đồng bằng Sông Mekong, đã tạo cho Lào 2 vựa lúa phì nhiêu ở Viên Chăn và Savanakhet, và cũng nơi tập trung dân cư đông đúc nhật của Lào. Ngoài ra Các đập thủy điện cung ứng điện năng cho cả nước và còn có thừa để bán sang Thái Lan, nguồn lợi này đã góp phần quan trọng vào ngân sách quốc gia. Lào còn có các cao nguyên nổi tiếng như Khâm Muộn, Bolaven, và Xiêng Khoẳng là nơi có Cánh Đồng Chum, một di chỉ của người cổ đại còn tồn tại
.

TÔN GIÁO
Phật giáo được chọn là Quốc giáo. Hiện có khoảng 60% dân số theo Phật giáo Tiểu thừa. Tôn giáo nầy đã du nhập vào Lào từ khoảng cuối thế kỷ 13 dưới đời vua Fa Ngum, nhưng phát triển rất chậm. Mãi đên cuối thế kỷ 17, Phật giáo mới chính thức được công nhận là Quốc Giáo và được đưa vào chương trình giáo dục ở các trường học.
Ngoài ra còn có các tôn giáo riêng của từng nhóm sắc tộc. Họ tín ngưỡng và thờ các Thần Linh theo tập tục của Tổ Tiên của họ. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo chiếm tỉ lệ rất ít.


LỊCH SỬ TÓM TẮT

1353 Vua Fa Ngum lên ngôi và trị vì Vương Quốc Lào. Lập ra triều đại Lan Xang
1421 Cháu Vua Fa Ngum là Samsenthai qua đời. Triều đại Lan Xang sụp đổ. Đất nước rơi vào chiến tranh loạn lạc.
1520 Vua Phothisarat lên ngôi, dời Kinh đô về Vientiane
1637 Sulinya Vongsa chiếm ngai vàng và trị vì Lào trong 57 năm. Đây là thời kỳ vàng son của Vương Quốc Lào
1694 Vua Sulinya Vongsa băng hà. Triều đại Lan Xang lại tan rã.
1885 Những cuộc xâm lăng liên tiếp đã khiến Vương Quốc Lào bị phân chia thành nhiều tiểu quốc và đặt dưới sự thống trị của người Thái Lan.
1893 –1907 Hiệp ước Pháp – Thái Lan đã giúp cho Pháp chiếm đóng và cai trị phần lãnh thổ phía Đông Lào
1896-1897 Biên giới Lào bị chia cắt bởi Trung Hoa, Thái Lan và Anh
1941 Thế chiến thứ II – Nhật chiếm Lào
1945 Vua Sisavang Vong bị người Nhật ép tuyên bố độc lập. Nhưng quân đội Pháp đã nhảy dù đổ bộ vào chiếm đóng Lào và tuyên bố Lào là thuộc địa của Pháp
1945-1949 Các phong trào kháng Pháp lan rộng. Lào càng lúc càng suy yếu
1949 Pháp nhìn nhận Lào thuộc Hiệp hội quốc gia độc lập của Pháp
1950 Lực lượng Cộng sản Lào lớn mạnh khắp vùng Pathet Lào với sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Việt Nam
1953 Hiệp Định Pháp – Lào thừa nhận chủ quyền của Lào
1957 Thành lập Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia đệ nhất
1958 Chính Phủ bị lật đổ bởi phe cực Hữu. Hoa Kỳ chống vai cho Uỷ Ban Quyền Lợi Quốc Phòng
1960 Cánh Hữu được CIA dựng lên qua cuộc tuyển cử Quốc gia, nhằm lật đổ Chính Quyền đương nhiệm
1961 Tổng Thống Hoa Kỳ J.F. Kennedy tuyên bố can thiệp vào Lào để ngăn chận Đảng Cộng Sản nắm quyền Lào
1962 Hiệp Định Geneve nhìn nhận Quốc Gia Lào độc lập và trung lập Thành lập Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia đệ nhị
1964 Hàng loạt các cuộc nổi dậy của lực lượng Pathet Lào đối kháng với lực lượng cánh hữu và trung lập. Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu ném bom nhắm vào Lực Lượng Cộng Sản Lào
1964 -1973 Chiến tranh Động Dương lan rộng. Hoa Kỳ ném bom Đông Lào
1973 Thương thuyết ngừng bắn ký kết. Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia Dự phòng được thành lập,
1975
Sự đe doạ trừng phạt đã khiến nhóm cực hữu và các thành viên Chính Phủ bỏ trốn khỏi Lào. Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia Dự phòng tan rã. Đảng Cách Mạng Nhân Dân Lào thuyên bố thành Đảng Cầm Quyền và đổi tên nước thành Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, Do Chủ Tịch Kaysone Phomvihane lãnh đạo
1987-1988 Cuộc chiến tranh biên giới giữa Lào và Thái xảy ra
1997 Lào chính thức là thành viên của Hiệp Hội các Nước Đông Nam Á - ASEAN
LỄ HỘI
· Tết Lào ( Pii Mai Lao khoảng ngày 13 đến ngày 16 tháng 1 DL )
Tục lệ té nước vào người để chúc may mắn và sức khoẻ.
· Boun Khao Phansaa ( ngày 19 tháng 7 DL )
Lễ đầu Mùa Chay. Lễ thường được tổ chức ở các Chùa
· Boun Ouk Phansaa
Lễ Cuối Mùa Chay. Lễ được tổ chức từ lúc bình minh tại các Chùa cho đến lúc hoàng hôn. Mọi người hành lễ rước đèn, sau đó cắm vào những chiếc thuyền giấy nhỏ đem thả trôi trên sông.
· Boun Souang Heua
Lễ hội đua thuyền độc mộc
· Boun That Luang ( ngày 14 tháng 11 DL )
Lễ Hội Trăng