Viêng Chăn
Viêng Chăn ວຽງຈັນ | |
Pha That Luang | |
Tọa độ: | |
---|---|
Quốc gia | Lào |
Dân số (ước 2005) | |
- Tổng cộng | 200.000 |
Thủ đô Viêng Chăn (IPA: vjɛnˈtjɑːn; tiếng Lào ວຽງຈັນ; nghĩa "Thành (phố) Trăng"), tiếng Việt xưa gọi là Vạn Tượng, là thủ đô nước Lào, ở tả ngạn sông Mê Kông. Thủ đô Viêng Chăn rộng 3.920 km² và có 692.900 dân (năm 2004) trong đó khu vực nội thành có 200.000 người (2005). Nếu tính cả vùng đô thị Viêng Chăn (toàn bộ Viêng Chăn và các vùng của Tỉnh Viêng Chăn) được cho là hơn 730.000 người. Viêng Chăn nằm ở 17°58' Bắc, 102°36' Đông (17.9667, 102.6). [1]
Hành chính
Thủ đô Viêng Chăn gồm có khu vực nội thành và khu vực ngoại thành. Nội thành được chia làm 5 quận là:
Ngoại thành gồm 4 huyện là:
- Mayparkngum
- Naxaithong
- Sangthong
- Xaythany
Địa lý
Viêng Chăn nằm ở khuỷu sông Mê Kông, ở đoạn này con sông chính là biên giới giữa Lào với Thái Lan.
Lịch sử
Đại sử thi Lào, Phra Lak Phra Lam, cho rằng Hoàng tử Thattaradtha đã lập ra thành phố khi ông rời vương quốc huyền thoại của Lào là Muong Inthapatha Maha Nakhone bởi vì ông đã nhường ngôi cho người em. Thattaradtha ban đầu lập ra một thành phố tên là Maha Thani Si Phan Phao ở bờ phía tây sông Cửu Long; thành phố này được cho là đã trở thành Udon Thani hiện nay của Thái Lan. Một ngày, một Naga bảy đầu đã nói với Thattaradtha lập ra một thành phố ở bờ đối diện dòng sông Maha Thani Si Phan Phao. Hoàng tử đã đặt tên cho thành phố của mình là Chanthabuly Si Sattanakhanahud; được cho là tổ tiên của thành phố Viêng Chăn hiện nay.
Trái với Phra Lak Phra Lam, đa số các nhà sử học tin rằng Viêng Chăn ban đầu là nơi định cư của người Khmer tập trung quanh một ngôi đền Hindu, sau này Pha That Luang đã thay thế nó.
Trong thế kỷ 11 và thế kỷ 12, thời gian khi dân tộc Lào và dân tộc Thái được cho là đã thâm nhập vào vùng Đông Nam Á từ phía Nam Trung Quốc, một số người Khmer ít ỏi còn lại trong vùng đã hoặc bị giết, hoặc bị xua đuổi khỏi đó, hay đồng hóa vào văn minh Lào, nền văn minh sau này sẽ phát triển khắp vùng đó.
Năm 1354, khi Fa Ngum lập ra vương quốc Lan Xang, Viêng Chăn trở thành một thành phố hành chính quan trọng, dù nó không phải là thủ đô.
Vua Setthathirath chính thức lập nó làm thủ đô Lan Xang năm 1560. Khi Lan Xang tan rã năm 1707, nó trở thành một vương quốc độc lập. Năm 1779, thành phố này bị viên tướng Xiêm là Phraya Chakri chinh phục và biến thành một chư hầu của Xiêm.
Khi vua Anouvong (thường được phiên âm thành A-nỗ) tổ chức một cuộc khởi nghĩa không thành công, lực lượng Lào đã bị quân Xiêm phá hủy hoàn toàn năm 1827. Cuối cùng thành phố rơi vào tay Pháp năm 1893. Nó trở thành thủ đô của nước Lào thuộc quyền bảo hộ của Pháp năm 1899.
Trước năm 1989, thủ đô Viêng Chăn nằm trong tỉnh Viêng Chăn. Sau khi tách ra, Lào có tỉnh Viêng Chăn vừa có thủ đô Viêng Chăn.
Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi của thành phố bắt nguồn từ tiếng Pali, ngôn ngữ diễn đạt văn chương của Phật giáo tiểu thừa, và những nghĩa ban đầu của nó là "Khu rừng đàn hương của nhà vua", loại cây quý vì mùi hương của nó theo kinh điển Ấn Độ. Nghĩa của Viêng Chăn là "Thành (phố) Trăng" trong tiếng Lào. Cách phát âm và phép chính tả hiện đại Lào không phản ánh rõ ràng từ nguyên tiếng Pali này. Tuy nhiên tên gọi trong tiếng Thái เวียงจันทน์ vẫn giữ được nguyên gốc từ nguyên, và "Thành Đàn hương" là nghĩa gốc của tên gọi này. Cách phát âm theo các ngôn ngữ latinh (Vientiane) có nguồn gốc từ tiếng Pháp, và phản ánh sự khó khăn của người Pháp khi đánh vần phụ âm "ch" của tiếng Lào; một kiểu đánh vần dựa trên tiếng Anh là "Viangchan", hoặc đôi khi là "Wiangchan".
Thắng cảnh
Xứ Lào là xứ Chùa. Tổng cộng Lào có 1.400 ngôi chùa. Do đó, tại đây nổi tiếng như cảnh quan That Luang và Chùa Phra Keo , Chùa Ông Tự, Chùa Si Muong , Chùa Sisaket, Vườn Phật Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn Phụt tức Vườn Chư Phật), quần thể hàng trăm bức tượng đúc theo Phật thoại, trong vùng Thà-Đừa, cách Vientiane khoảng 25 km, gần cầu Hữu Nghị Lào-Thái.
Ở Vientiane có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, đã thấy sừng sửng đài Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Khải Hoàn Môn ( Patuxay ), toạ lạc giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Vientiane.
Con đường huyết mạch ở Vientiane là đường Sí Mương-Samsenthay, sầm uất trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu That Khao lên trung tâm Ô-Điên – SengLao, ra đến vùng Si Khay – Wattay, rồi bổng dưng ngừng lại, nhường cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn.
Vientiane nằm thoai thoải ven sông Mêkông. Bên kia bờ là tỉnh NongKhai (Thái Lan). Khúc sông nầy, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào-Thái (Lao-Thai Friendship Bridge) dài 1240m. Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hướng phát triển mới cho du lịch 2 nuớc, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho ngành du lịch của cả 3 nước Đông Dương. Bờ sông Vientiane chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc. Quán cóc ven bờ sông Vientiane rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng.
Ngoài ra còn có các điểm tham quan khác.
- Ho Phra Kaeo
- Bảo tàng quốc gia Lào
- Pha That Luang
- Talat Sao Chợ sớm
- That Dam
- Wat Ong Teu Mahawihan
- Wat Sok Pa Luang
Viêng Chăn là nơi duy nhất có: nhà thờ Hồi giáo, chỗ chơi bowling, nhà thờ và nightclub ở Lào. Tại Viêng Chăn cũng có nhiều khách sạn cao cấp.
trường đại học và cao đẳng
Giao thông
Cầu hữu nghị Thái-Lào, được xây dựng trong thập niên 1990, bắc ngang qua con sông cách vài dặm về phía hạ lưu thành phố Nong Khai, ngang qua biên giới, và tạo nên một trong những điểm giao lưu chính giữa hai nước. Hiện nay, một tuyến đường sắt kết nối quốc tế đang được lắp đặt trên cầu, nhưng điểm ga tàu nằm lệch về phía nam bên trong biên giới Thái Lan.
Viêng Chăn có Sân bay quốc tế Wattay.